Chùm ngây được biết đến là loại cây có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu không biết rau chùm ngây kỵ với gì mà cứ vô tư ăn sẽ phản tác dụng. Trong bài viết này caychumngayvn.com sẽ giúp bạn tìm hiểu rau chùm ngây kỵ với thực phẩm nào cũng như những lưu ý khi dùng rau chùm ngây
Rau chùm ngây kỵ với gì?
Nghe các chị đồng nghiệp rỉ tai nhau rằng cho con ăn rau chùm ngây sẽ rất tốt cho sức khỏe, chị Trần Thảo Phương (28 tuổi, Hà Đông – Hà Nội) liền mua về cho con ăn liên tục cả tuần để “bổ sung dưỡng chất”. Thậm chí, chị còn mua mấy cây về trồng trong vườn nhà.
Chị Phương kể: “Mình thấy rau chùm ngây rất tốt, lại còn có thể chế biến thành nhiều món ăn. Thấy con từ bữa được ăn rau chùm ngây, cu cậu ăn ngon miệng hơn, cho nên ngày nào mình cũng cho con ăn. Tuy nhiên không hiểu vì sao mà dạo gần đây cháu lại biếng ăn hơn trước, còn thường xuyên kêu bị đầy bụng”.
“Mình đang rất hoang mang không biết lý do tại sao, hay là rau chùm ngây kỵ với gì mà mình không biết?” – chị Phương lo lắng kể.
Trả lời câu hỏi: Rau chùm ngây kỵ với gì, BS. Đỗ Thị Ngọc Diệp (Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM) cho biết, tuy cây chùm ngây không kỵ với gì nhưng nếu dùng quá nhiều chùm ngây sẽ không tốt cho sức khỏe. Lý do là bởi bất cứ loại thực phẩm nào khi đưa vào thực đơn bữa ăn hàng ngày cũng cần cân nhắc về số lượng và chất lượng.
Để cân bằng dinh dưỡng cho bé, các phụ huynh nên ăn đa dạng thực phẩm, không nên ăn quá nhiều một loại trong thời gian dài sẽ không tốt. Rau chùm ngây cũng vậy. Hơn nữa, rau chùm ngây có rất nhiều dưỡng chất, lượng canxi, vitamin nhiều. Nếu ăn quá nhiều loại rau này có thể dẫn đến thừa chất, gây hậu quả xấu tới sức khỏe, nhất là đối với trẻ nhỏ có cơ thể chưa hoàn thiện.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam) cho biết, các bộ phận của cây chùm ngây như lá, quả, hoa, hạt, rễ thân,… đều có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người. Chẳng hạn, trong 100g lá chùm ngây tươi chứa tới 185mg canxi, 4mg sắt, 337mg kali, 378mg vitamin A, C, B1, B5,… và nhiều dưỡng chất khác.
Đây là loại cây có khả năng chịu hạn tốt, có khả năng thích nghi cao với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng trồng cây chùm ngây ngay trong vườn nhà. Khi thấy cây chùm ngây nhiều giá trị dinh dưỡng, lại dễ trồng dễ kiếm, nhiều người đã dùng rau chùm ngây liên tục trong thời gian dài mà không cần quan tâm rau chùm ngây kỵ với gì, ăn nhiều chùm ngây có tốt hay không.
Lương y Bùi Đắc Sáng nhấn mạnh rằng khi ăn rau chùm ngây, chúng ta cần chú ý một số điểm sau:
– Không nên ăn quá nhiều rau chùm ngây trong thời gian dài bởi vì loại rau này chứa hàm lượng vitamin C, canxi và các dưỡng chất khá cao, dùng nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
– Người bị mắc chứng mất ngủ không nên dùng rau chùm ngây vào buổi tối để tránh bị trằn trọc, mất ngủ.
– Tuyệt đối không ăn rau chùm ngây khi chị em đang mang bầu: Trong thành phần của loại rau này có chứa chất alpha – sitosterol làm co giãn tử cung và làm tăng nguy cơ sảy thai. Chính vì thế, để giữ an toàn cho thai nhi trong bụng, chị em hãy tránh xa rau chùm ngây trong bữa ăn hàng ngày nhé.
– Không nên cho trẻ nhỏ ăn quá nhiều rau chùm ngây: Tốt nhất mỗi tuần chỉ nên ăn tối đa 3 bữa, mỗi bữa khoảng 20-39gr là hợp lý.
– Bạn có thể bảo quản rau chùm ngây trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên bạn phải bọc thật kín để tránh tình trạng bay hơi khiến lá héo khô và mất chất dinh dưỡng.
– Tương tự như nhiều loại rau khác, khi chế biến mọi người không nên nấu quá kỹ, chỉ nên nấu chín tới vì việc nấu quá lâu dễ làm mất hương vị và chất dinh dưỡng của rau chùm ngây. Ngoài ra, rau chùm ngây vốn đã ngọt sẵn cho nên các bạn không cần cho quá nhiều bột ngọt hay đường làm mất đi độ ngọt tự nhiên của rau.
Tác dụng của các bộ phận của cây chùm ngây
Nếu như bạn thực hiện đúng những điều lưu ý như trên thì cây chùm ngây sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn và người thân. Ngoài việc có giá trị dinh dưỡng cao, chùm ngây còn được xem là một loại dược liệu quý trong Đông y. Các bộ phận của cây chứa rất nhiều khoáng chất quan trọng và là nguồn cung cấp chất đạm, vitamin, Beta – carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics…. Cụ thể:
Rễ cây chùm ngây
– Rễ cây chùm cây có khả năng giúp chống lại các cơn co giật, chống sưng và lợi tiểu.
– Rễ chùm ngây giúp loại bỏ sỏi thận loại Oxalate.
– Vỏ rễ cây chùm ngây sắc lấy nước uống giúp hỗ trợ điều trị đau răng, đau tai rất tốt…
– Rễ chùm ngây tươi của cây non còn dùng để hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp, nóng sốt, sưng gan và lá lách…
Lá cây chùm ngây
– Lá cây chùm ngây đem giã nát lá đắp lên vết thương giúp bạn khỏi bị viêm sưng và mụn nhọt. Lá chùm ngây cũng có thể trộn với mật ong để đắp lên mắt, hỗ trợ điều trị sưng đỏ mắt.
Hạt cây chùm ngây
– Dầu được chiết xuất từ hạt cây chùm ngây giúp hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp.
– Hạt chùm ngây còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh giun sán, táo bón và mụn cóc.
– Ngoài ra, hạt chùm ngây còn có tác dụng lọc nước rất tốt. Bởi vì trong hạt chùm ngây có chứa các hợp chất “đa điện giải” tự nhiên dùng làm chất kết tủa giúp trong nước.
Mua cây chùm ngây ở đâu?
Bên cạnh thắc mắc: Rau chùm ngây kỵ với gì, nhiều người còn gửi câu hỏi về cho chúng tôi: “Mua cây chùm ngây ở đâu?”. Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã đi khảo sát thị trường và được biết hiện nay cây chùm ngây được bày bán rất nhiều trong các cửa hàng, siêu thị, trang bán hàng online. Mức giá trung bình khoảng 100.000 đồng/kg.
Nếu như bạn muốn tự tay trồng chùm ngây tại vườn nhà thì có thể lên các website, mạng xã hội tìm mua hạt giống, cây giống về trồng. Cây giống chùm ngây trồng tại nhà, vừa dễ trồng, dễ sống lại có nhiều tác dụng như làm hàng rào chắn, nhanh chóng thu hoạch lá, sử dụng lâu dài và rất an toàn cho sức khỏe. Giá bán cây giống dao động khoảng 30.000-50.000 đồng/cây.
Bài viết trên đây chúng tôi đã giải đáp thắc mắc rau chùm ngây kỵ với gì, đồng thời cũng cung cấp những thông tin chi tiết nhất cho các bạn về loại cây này. Nếu như có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến cây chùm ngây, hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian nhanh nhất có thể.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.